Bình luận mới

×Close

Hướng dẫn sử dụng Lightroom và CameraRaw để Blend màu cho người mới

Adobe Lighroom hay còn được gọi là Lighroom (Thường viết tắt là Lr). Là một trong những phần mềm chỉnh sửa và quản lý hình ảnh nổi tiếng bậc nhất. Nói đến Lighroom người lập tức nói đến tính năng chỉnh sửa ảnh thần thánh được nhiều nhiếp ảnh gia trên thế giới sử dụng.

Cách sử dụng Lightroom rất giống với bản Camera Raw trong Photoshop, và bản Camera Raw phiên bản mới nhất có giao diện giống hệt với Lightroom. Tuy nhiên Lightroom nó là một phần mềm thương mại nên chắc chắn sẽ có nhiều ưu điểm về quản lý file hơn so với Camera Raw, nhương nhược điểm là phần mềm Lightroom sẽ nặng hơn. Các bạn thử sử dụng rồi xem bên nào hợp với mình hơn thì các bạn sử dụng nhé, trong bài này mình hướng dẫn ở giao diện Lightroom, đối với Camera Raw các bạn làm tương tự nhé.

À bên Lightroom thì có thêm bước import ảnh để đưa ảnh vào, và xuất ảnh phức tạp hơn nên mình có hướng dẫn, còn Camera Raw bạn chỉ cần mở file raw và lưu file như bình thường là được chứ không có gì phức tạp.

Bài viết này mình sẽ giới thiệu tập trung chủ yếu tới phần quan trọng nhất của Lightroom là phần blend màu cho bức ảnh.

Hậu Kỳ Blend Màu Với Lightroom

Đầu tiên các bạn Import album ảnh muốn chỉnh sửa vào Lightromm, sau đó chuyển qua thẻ Develop để tiến hành chỉnh sửa

Giao diện trong thẻ Develop

Cột bên trái sẽ là các preset màu mình thêm vào hoặc tự tạo ra, cột bên phải sẽ là các thông số mình sẽ tùy chỉnh (blend màu) theo ý muốn. Và sau đây mình sẽ giới thiệu từng phần trong thẻ Develop này :

1 – Basic

Mục này sẽ giúp ta cân chỉnh lại ảnh sáng và cân bằng trắng cho bức ảnh.

Giao diện mục Basic ở cột phải

  • Chỉnh Cân Bằng Trắng

Temp : Cho phép chỉnh cân màu trắng nếu ảnh bị ám Vàng hoặc ám xanh Blue. Hoặc các bạn cũng có thể sử dụng chúng để tạo tone màu ấm hay tone màu lạnh theo ý muốn.

Tint : Cho phép chỉnh cân màu trắng nếu ảnh bị ám Tím hoặc ám Green.

  • Chỉnh Tone

Ngoài độ sáng trung bình của ảnh Exposure, Lightroom cho phép người dùng chỉnh sâu hơn ở 4 mức sáng khác nhau là Blacks, Shadows, Highlights và Whiters.

Ngoài ra trong phần này Lightroom hỗ trợ sẵn 1 chế độ tự động, khi click vào Auto  sẽ tự động chỉnh các thông số cho bạn, nếu chưa vừa ý các bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh lại.

  • Chỉnh Clarity

Đây là chỉnh chi tiết của bức hình, có thể tăng Clarity lên cho hình phong cảnh hay ảnh HDR để nổi rõ chi tiết, nhưng nên giảm bớt Clarity với ảnh chân dung khi muốn làm cho làn da người mịn màng, mềm mại.

  • Chỉnh Vibrance Và Saturation

Để thay đổi mức đậm nhạt màu sắc trên bức hình. Khi tăng thông số Vibrance tức là chúng ta chỉ tăng sự bão hòa cho màu còn yếu, chưa bão hòa giúp cho bức ảnh tươi mới hơn. Khi tăng Saturation là tăng độ bão hòa của tất cả các màu. Thường chỉ nên chỉnh Vibrance và Saturation vừa phải nếu không bức ảnh sẽ bị rực quá nhìn không thật bức ảnh.

2 – Tone Curve

Cũng tương tự như Curve trong Photoshop thì Tone Curve có chức năng chỉnh cả ánh sáng và màu sắc rất tốt. Tone Curve là phần mở rộng của phần Tone trong mục Basic ở trên, tương quan về giá trị giữa các vùng Highlight, Light, Darks và Shadows ở bức ảnh ban đầu được biểu diễn là 1 đường thẳng trên đồ thị:

Giao diện trong mục Tone Curve

  • Highlight : Vùng sáng
  • Light : Vùng hơi sáng
  • Darks : Vùng hơi tối
  • Shadows : Vùng tối

Ngoài ra trong Tone Curve bạn có thể phủ màu yêu thích lên từng vùng bằng cách click vào ô mình khoanh đỏ, tại đây bạn có thể tạo những tone màu yêu thích bằng các điểu chỉnh đường cong trong hệ màu RGB.


Như đồ thị trên hình có nghĩa là mình đang giảm đỏ ở phần tối (tức làm cho phần tối sẽ ám màu Cyan) và tăng đỏ ở phần sáng.

Nói chung để áp dụng được tốt phần này các bạn nên đọc và hiểu về cách phối màu trong hệ màu RGB thì mới áp dụng được.

3 – HSL/Color

Giao diện trong mục HSL/Color

Không gian màu HSL là viết tắt của ba từ  Hue – Saturation – Luminance (Lightness). Hệ màu này được phát triền từ những năm 70 để dùng trong đồ họa máy tính. Lightroom đã đưa không gian màu này vào để giúp cho việc phối màu trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.

Còn Color chỉ là Lightroom phân ra thành từng màu giúp ta dễ chỉnh từng màu hơn hay nói cách khác nó là giao diện khác của HSL mà thôi.

  • Hue : Chỉ sắc độ của màu sắc, hay nói một cách đơn giản nhất là bạn muốn cho màu của mình thiên về bên nào hơn. Ví dụ như trong hình mình đang cho màu đỏ (-9) nghĩa là đỏ sẽ hồng hơn, hay cam đang (+10) tức là cam sẽ ám vàng nhiều hơn.
  • Saturation : Chỉ mức độ của màu sắc, sẽ cho phép bạn làm đậm hay nhạt màu nào đó.
  • Lightness (Lightness) : Độ sáng của màu sắc, quy định ánh sáng của màu sắc sẽ sáng chói hay tối đi.
Không gian màu HSL

4 – Split Toning

Đây là mục mà mình rất thích khi dùng lightroom, nó cho phép ta phủ màu lên vùng sáng và vùng tối, như trong hình thì mình đang tạo cho vùng tối một màu cam.



5 – Detail

Công cụ này cho phép làm tăng độ nét và giảm nhiễu (noise) cho bức ảnh qua việc chỉnh 2 mục là Sarpening và Noise Reduction.

Sarpening ta có thể chỉnh các thông số :

+ Amount : Số lượng pixel cần làm nét

+ Radius : Bán kính vùng làm nét

+ Detail : Độ chi tiết

+ Masking : Mặt nạ phủ lên trên hình, mục này cho biết lớp chi tiết phủ lên trên hình là dày hay ít.

Noise Reduction ta có thể chỉnh các thông số :

+ Luminance : Độ sáng của các pixel ảnh

+ Detail : Độ chi tiết của các pixel này

+ Contrast : Độ tương phản cho các hạt để làm mất noise một cách hợp lý.

+ Color Noise : Là những hạt nhiễu màu

+ Detail : Độ chi tiết của các pixel màu này

+ Smothness : Độ mịn

6 – Lens Corrections

Trong mục này sẽ giúp các bạn hiệu chỉnh lại bức ảnh từ lens do vấn đề vật lý như quang sai làm cho hình bị méo hay bị các vấn đề ở 4 góc ảnh khi chụp.

+ Trong mục Profile sẽ giúp bạn hiệu chỉnh lại ống kính.

+ Còn mục Manual sẽ giúp bạn chỉnh sự méo hình, khử viền tím và viền xanh, điều chỉnh pixel  và sửa các lỗi ở 4 góc.


Chú ý : Hiện nay các lens và máy ảnh đều rất tốt nên mình thấy mục này không quá quan trọng, các bạn không cần quan tâm quá nhiều về nó.

7 – Transform

Hiệu chỉnh lại hình qua các mục vênh, dọc, ngang, độ xoay, độ cân hình hoặc tạo viền trắng cho hình. Đây là mục mà hầu như mình không bao giờ dùng tới, nên các bạn cũng có thể bỏ qua.


8 – Effects

Đây là mục giúp cho các bạn tạo thêm hiệu ứng cho bức ảnh, giúp bức ảnh có chiều sâu hoặc những hiệu ứng mang tính xưa cũ.

Tại mục Post-Crop Vignetting : Cho phép các bạn làm tối góc hình với mục đích làm nổi bật khung hình chủ thể hơn.

Tại mục Grain : Cho phép bạn tạo ra các hiệu ứng phim xưa.

+ Amount : Thêm các hạt noise

+ Size: Kích thước các hạt noise thêm vào

+ Roughness : Độ thô cứng của các hạt


9 – Calibration

Đây có thể coi là một trong những phần khó nhất của Lightroom. Calibration có nghĩa là hiệu chuẩn lại màu sắc trong bức ảnh. Khi bạn kéo bất kỳ một thanh nào nó sẽ điều tác động tới các màu khác trong ảnh.

Ví dụ 1: Khi bạn kéo Red Primary sang phải

+ Thì Đỏ sẽ ám màu bên cạnh ngược chiều kim đồng hồ với nó là màu vàng.

+ Màu Vàng giữ nguyên.

+ Màu còn lại bên cạnh màu Đỏ trên vòng tròn màu là Tím sẽ giảm Saturation

+ Màu đối của màu Đỏ là Cyan sẽ bị ám màu bên cạnh ngược chiều kim đồng hồ là màu Blue.

+ Hai màu bậc 1 còn lại sẽ ám màu bên cạnh cùng chiều kim đồng hồ , tức là Green ám màu Vàng và Blue sẽ ám màu Cyan.

Vòng tròn màu theo hệ màu RGB

Khi kéo thanh Red Primary sang phải

Ví dụ 2 : Khi bạn kéo Red Primary sang trái

+ Thì Đỏ sẽ ám màu bên cạnh cùng chiều kim đồng hồ màu Tím.

+ Màu Tím giữ nguyên.

+ Màu còn lại bên cạnh màu Đỏ trên vòng tròn màu là Vàng sẽ giảm Saturation

+ Màu đối của màu Đỏ là Cyan sẽ bị ám màu bên cạnh cùng chiều kim đồng hồ là màu Green.

+ Hai màu bậc 1 còn lại sẽ ám màu bên cạnh ngược chiều kim đồng hồ , tức là Green ám màu Cyan và Blue sẽ ám màu Tím.

Vòng tròn màu theo hệ màu RGB

Khi kéo thanh Red Primary sang trái

Một Số Mục Khác

Lightroom cũng hỗ trợ các bạn một số công cụ thêm như

+ Crop Overlay (R): Giúp các bạn crop lại bức ảnh để tạo được bố cục hợp lý.

+ Spot Removal (Q) : Tương tự như công cụ Clone và Patch tool để xóa các chi tiết nhưng việc thao tác không tiện bằng công cụ tương ứng trên Photoshop nên nếu phải xử lý nhiều các bạn nên chuyển qua Photoshop để dễ kết hợp các công cụ khác trong nhóm.

+ Red Eye Correction : Khử hiện tượng mắt đỏ

+ Đây là một công cụ rất tiện lợi hai khi hậu kỳ ảnh, hiệu ứng chuyển dần dần (Graduated). Trong Photoshop chủ yếu áp dụng cho màu sắc còn trong Lightroom được áp dụng với tất cả thông số cơ bản của hình ảnh, giúp giải quyết các trường hợp có sự chênh lệch (các thông số) khá nhiều giữa các phía của bức ảnh. Đặc biệt là trong trường hợp bầu trời dư sáng hay không có màu sắc thì công cụ này tỏ ra vô cùng hiệu quả.

+Adjustment  Brush : Công cụ này các bạn sẽ bôi và chọn vùng muốn thêm hiệu ứng cũng như màu sắc cho các vùng đấy. Cách sử dụng cũng tương tự như Brush trong Camera Raw của Photoshop.  


Hy vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp các bạn đang tìm hiểu về Lightroom có thể hiểu thêm các công cụ có trong phần mềm này. Đây là một phần mềm mình thấy khá hữu ích nếu như các bạn chỉ tập trung blend màu mà không cần cắt ghép hay chỉnh sửa gì nhiều.

Nếu có vấn đề gì cần trợ giúp bạn hãy để lại bình luận ở đây. Mình sẽ xem và trả lời sớm nhất có thể.
Nhập địa chỉ Email và tích vào ô "Thông báo cho tôi" để nhận thông báo khi mình trả lời bình luận của bạn.

Mới hơn Cũ hơn

Tham gia Group Facebook: Chia Sẻ Tài Nguyên và Kinh Nghiệm Nhiếp Ảnh
Tham gia nhóm HieuNguyenPhoto trên Zalo miễn phí

ĐÃ PHÁT HIỆN ADBLOCK

Quảng cáo giúp Hiếu Nguyễn Photo duy trì website và tiếp tục chia sẻ nhiều tài nguyên đến bạn.

Mong các bạn vui lòng tắt Adblock hoặc cho HieuNguyenPhoto vào danh sách trắng trong công cụ chặn quảng cáo của bạn. Nếu bạn sử dụng trình duyệt Cốc Cốc thì tắt ở góc trên bên phải nhé (có icon kkhiên bảo vệ). Cảm ơn các bạn rất nhiều!


×