Độ Sâu Trường Ảnh - Tiền Cảnh
Bố cục là một trong những yếu tố quan trọng của nhiếp ảnh . Cách bạn nhìn một cảnh được chuyển đổi qua góc nhìn tư duy sáng của bạn, từ những góc nhìn đó bạn có thể thỏa sức tạo ra những khung hình độc đáo cho bản thân . Một trong những cách tốt nhất đó là sử dụng độ sâu trường ảnh.
Độ Sâu Trường Ảnh Là Gì ?
Độ sâu trường ảnh - Depth of Field, viết tắt là DOF, là thuật ngữ để diễn tả những gì rõ nét và những gì ngoài khoảng rõ nét trong ảnh. Muốn cho chủ thể của bạn rõ nét thì nó phải nằm trong khoảng DOF của ảnh. Khi bạn lấy nét, thì ngoài điểm mà bạn cần muốn nét thì những điểm phía trước điểm đó và phía sau điểm đó cũng sẽ nét, đó gọi là khoảng DOF
Mỗi bức ảnh sẽ có vùng lấy nét khác nhau. Với ảnh chụp có vùng lấy nét rất nhỏ gọi là DOF nông, ảnh chụp có vùng lấy nét rất lớn gọi là DOF sâu.
Thường thì khi chụp ảnh chân dung, người bấm máy có xu hướng muốn có DOF nông để có tập trung hơn vào chủ thể. Ngược lại khi chụp ảnh phong cảnh, DOF sâu luôn được sử dụng để tạo chiều sâu cho ảnh.
Độ sâu trường ảnh bị tác động bởi 5 yếu tố: Khẩu độ ống kính, tiêu cự ống kính, kích thước cảm biến, khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể, khoảng cách từ chủ thể đến hậu cảnh.
Khẩu độ
Cách phổ biến nhất để thay đổi độ sâu trường ảnh chính là bạn điều chỉnh khẩu độ của ống kính – xác định mức độ ánh sáng đi qua ống kính và đi vào bộ cảm biến của máy ảnh.
- Khẩu độ càng hẹp, độ sâu trường ảnh càng sâu.
- Khẩu độ càng rộng, độ sâu trường ảnh nông.
Đối với các với các khẩu độ rộng (f/1.4, f/2,…) cho phép vùng rõ nét càng mỏng, thu hút
sự chú ý đối tượng nhiều hơn bằng cách làm mờ hậu cảnh. Trong khi các khẩu độ hẹp (f/8, f/11,…) thì lại giữ cho hình ảnh được lấy nét nhiều hơn.
Tiêu cự ống kính
Để thay đổi độ sâu trường ảnh, bạn có thể thay đổi tiêu cự ống kính, từ ống góc rộng đến ống tele so với cùng một khẩu độ, thậm chí là cùng một góc chụp và cùng bối cảnh.
Đó cũng là lí do khi chụp ảnh chân dung, bạn có thể sử dụng loại ống kính tele, và khi muốn chụp ảnh phong cảnh thì lại chọn ống góc rộng.
Kích thước bộ cảm biến
Nói một cách dễ hiểu hơn thì cảm biến càng lớn, thì mang lại hình ảnh càng có độ mềm mại, đẹp mắt.
Khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể
Bạn càng đứng gần với chủ đề của mình, thì độ sâu của trường sẽ càng nông. Nếu bạn ở cách chủ thể tầm 2 mét, chụp ở khẩu f/2.8 với ống kính 50mm, thì DOF của bạn sẽ là 10cm. Với cùng một ống kính và khẩu độ nhưng ở khoảng cách 10 mét so với chủ thể, DOF lúc này sẽ là 100cm. Nếu bạn không có ống kính khẩu độ lơn, một chiếc máy ảnh cảm biến lớn tối ưu cho việc xóa phông thì hãy đứng thật gần đối tượng được chụp.
Khoảng cách từ chủ thể đến hậu cảnh
Cuối cùng là khoảng cách giữa đối tướng được chụp đến nền. Chủ thể càng xa nền sau thì càng dễ xóa phông, hay dof sẽ càng nông. Ví dụ, nếu chụp thử 2 tấm với cùng một thông số, cùng góc chụp, tấm thứ nhất cho chủ thể cách nền 5m, tấm thứ hai cách nền 3m thì tấm thứ 2 sẽ có phông nền sắc nét hơn tấm đầu.
Tóm lại muốn thay đổi độ sâu trường ảnh bạn cần lưu ý
Để cho hậu cảnh xuất hiện mềm mại, thì sử dụng khẩu độ rộng (số F thấp), bộ cảm biến camera lớn, di chuyển đến gần đối tượng hoặc di chuyển đối tượng ra xa khỏi nền - hoặc tối đa hóa hiệu ứng với sự kết hợp của tất cả các yếu tố kể trên trong khi chụp.
Để ảnh sắc nét hơn với nhiều chi tiết khác, hãy sử dụng khẩu độ hẹp (số F cao), bộ cảm biến camera nhỏ, di chuyển ra xa chủ thể hơn hoặc di chuyển đối tượng đến gần hậu cảnh hơn.
Nguồn : sưu tầm