Lightroom vẫn luôn là phần mềm nhanh gọn và dễ sử dụng, thường được biết đến như một phần mềm “đi kèm” với Photoshop nhưng bản thân Lightroom đã là một phần mềm hữu dụng rồi.
Điều tuyệt vời khi sử dụng Lightroom chính là những phím tắt và những mẹo mà bạn có thể áp dụng để workflow của bạn diễn ra nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn. Dưới đây là một số những bí quyết sử dụng Lightroom hay mà bạn nên biết.
Sử dụng phím CAPSLOCK cho tính năng Auto Advance
Nếu bạn cần phải xử lí nhiều ảnh thì tính năng này hoàn toàn hữu ích đối với bạn.Không quan trọng bạn đang chụp thể loại ảnh gì, bạn sẽ dễ dàng lọc hàng trăm ảnh từ buổi chụp của bạn. Một buổi chụp đám cưới có thể có đến hàng trăm hoặc thậm chí cả nghìn bức ảnh. Bạn chẳng thể dành cả ngày để ngồi lọc ảnh được.
Sử dụng phím CAPS-lock để bật “auto-advance” sẽ giúp bạn lướt qua những tấm ảnh nhanh hơn ngay khi bạn upload ảnh vào máy. Để xóa ảnh, bạn chỉ cần chọn X và Lightroom sẽ lọc bớt ảnh đó rồi chuyển sang ảnh khác. Tiếp đó, hãy tìm đến toolbar và chọn Photo > Delete Rejected Photos để có thể xóa hết chỗ ảnh không được chọn.
Lightroom sẽ hỏi bạn xem bạn có muốn xóa chúng khỏi ổ nhớ hay chỉ xóa chúng khỏi Lightroom thôi.
Bật tính năng Clipping Warnings để tránh mất chi tiết
Một trong những trở ngại khi chụp ảnh là bạn có thể dễ dàng “thổi bay” chi tiết trong ảnh nếu ảnh quá sáng hoặc quá tối. Ảnh quá sáng sẽ làm mất những chi tiết màu trắng khi phần đồ thị histogram chạm quá nhiều sang bên phải. Điều này nghĩa là bạn đã mất hoàn toàn những chi tiết ở vùng sáng trong ảnh. Bạn sẽ không thể phục hồi những chi tiết này khi hậu kì.
Chắc rồi, mất chi tiết là điều hoàn toàn có thể dễ dàng xảy ra, nhất là khi bạn chụp những ảnh theo phong cách sáng, nhẹ nhàng. Nhìn thì có thể đẹp nhưng in ra thì không chắc đâu. Màn hình máy tính và điện thoại hiển thị không gian màu rực rỡ hơn rất nhiều so với in ấn.
Điều tương tự cũng xảy ra đối với những vùng đen. Nếu vùng đen nằm quá nhiều bên tay trái thì bạn đã mất hoàn toàn các chi tiết ở vùng tối. Đây hoàn toàn là thảm họa trong in ấn.
Cách tốt nhất để có bức ảnh hoàn hảo là bạn nên chụp ảnh với độ phơi sáng phù hợp. Lightroom có thể cho phép bạn điều chỉnh những chi tiết nhỏ để hoàn thiện bức hình của mình. Tất cả những gì bạn cần làm là bật Clipping Warnings.
Chúng nằm ở những hình tam giác nhỏ trên đỉnh Histogram. Hãy click chuột vào chúng để bật “clipping warning”. Chức năng này sẽ cho bạn biết nếu bạn có vô tình “thổi bay” chi tiết nào trong ảnh hay không.
Phần màu đỏ sẽ chỉ ra những phần ảnh cháy sáng và màu xanh là những phần quá tối.
Hãy sử dụng Composition Overlays để cân lại ảnh
Một trong những tính năng tuyệt vời nhất của Lightroom là sự sáng tạo trong việc crop ảnh. Lightroom có sẵn các khung hình crop mà bạn có thể thử. Chúng mô phỏng ảnh sau khi bạn crop dựa trên những quy luật về bố cục, từ đó bạn có thể chọn những cách crop phù hợp nhất.
Ví dụ, có một overlay đơn giản như “quy luật ⅓”. Lớp overlay này sẽ chia ảnh của bạn thành 9 phần bằng nhau. Điểm tập trung của ảnh nên rơi vào một trong 4 giao điểm. Lớp overlay này sẽ đảm bảo rằng ảnh của bạn sẽ có bố cục tốt.
Ngoài ra còn có Phi Grids, tương tự như trên, nhưng hai đường kẻ dọc gần nhau hơn. Phi Grid có thể hiệu quả hơn Quy luật 1/3 . Những overlay khác bao gồm Xoắn ốc vàng và Tam giác vàng.
Bấm vào nút Crop Overlay để bật những lớp overlay này.
Để chọn lựa giữa chúng, hãy bấm nút O trên bàn phím.
Sử dụng phím Alt/Option để đặt lại Radial & Gradient Filters
Phím tắt này ít được biết đến hơn nhưng lại cực kì hữu dụng. Bạn có biết là bạn có thể đảo ngược radial & gradient filter hay không?
Radial & Gradient filter cho phép bạn điều chỉnh những phần cụ thể trên ảnh. Bạn có thể sử dụng đa số những công cụ trên Lightroom để điều chỉnh toàn ảnh. Nhưng những công cụ trên sẽ giúp bạn điều chỉnh chính xác hơn khi hậu kì ảnh.
Nếu bạn giữ phím Alt/Option và kéo filter, bạn có thể copy lại phần điều chỉnh đó tới phần khác của bức ảnh.
Ở bức ảnh dưới, tôi điều chỉnh bông hoa nhạt hơn với Radial Filter.
Sau đó tôi giữ phím Alt/Option và kéo nó sang bông hoa khác nhạt hơn ở phía dưới để copy lại phần edit đó.
BONUS TIP: để tăng hoặc giảm hiệu ứng của filter, hay giữ phím Alt/Option trong khi chấm hiện giữa filter xuất hiện. Di chuyển chuột sang trái hoặc phải khi giữ chấm sẽ thay đổi hiệu ứng mà bạn không cần điều chỉnh thủ công với các thanh công cụ.
Tạo những phiên bản khác nhau cho ảnh
Nếu bạn chưa từng sử dụng hết khả năng của Lightroom thì đây là điều mà bạn nên biết.
Như cái tên của nó, những phiên bản khác nhau của ảnh cho phép bạn thử nhiều hiệu ứng hơn mà không tạo ra ảnh khác trên bộ nhớ của bạn. Bạn có thể export ảnh khi bạn đã hoàn tất việc hậu kì.
Tính năng này hoàn toàn hữu ích khi bạn muốn crop ảnh nhưng lại không muốn crop hình gốc.
Để tạo các phiên bản ảo, chọn Photo sau đó chọn Virtual Copy hoặc bấm Ctrl/CMd + ‘ trên bàn phím của bạn.
Thêm logo cho Lightroom của bạn
Thêm logo vào Lightroom là một cách để cá nhân hóa Lightroom của bạn và là một điều cực kì đơn giản. Điều này sẽ khiến bạn ngầu hơn khi khách hàng đứng nhìn bạn làm việc. Chiếc logo khiến bạn tạo được ấn tượng về thương hiệu đối với khách hàng.
Để có thể thêm logo vào Lightroom, bạn hãy đến thanh menu ở phần Lightroom Classic và chọn Identity Plate Setup
Hãy chọn phần Personalized ngay cạnh Identity Plate. Sau đó chọn Custom.
Tiếp đến là Use a graphical identity plate và Locate để upload logo của bạn.
Chỉ đơn giản như vậy thôi.
Xem trước hiệu ứng của Split Toning để style ảnh độc đáo
Split Toning là một hiệu ứng tuyệt vời của Lightroom. Nó giúp ảnh của bạn trở nên nổi bật hơn và tạo được phong cách tiêng.
Split toning được áp dụng cho ảnh của bạn dựa trên độ sáng của các màu sắc. Bạn có thể thêm màu vào phần highlight hoặc một màu khác vào phần shadow.
Nhưng hãy cẩn thận nhé. Một chút thay đổi nhỏ trên thanh trượt có thể khiến ảnh của bạn từ tinh tế đến lố bịch.
May mắn thay, Lightroom cho phép bạn có thể thấy trước hiệu ứng của các tone màu được thêm vào ảnh.
Để làm điều đó, hãy giữ phím Alt/Option khi thay đổi thanh Highlights và Shadows. Bạn sẽ thấy sự thay đổi đối với màu sắc, cho phép bạn lựa chọn chính xác hơn.
Hãy thay đổi Saturation đến khi bạn cảm thấy phù hợp với bức hình. Thường thì Saturation sẽ để rất thấp. Một lượng nhỏ là tất cả những gì bạn cần, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào thể loại ảnh bạn theo đuổi nữa.
Là một nhiếp ảnh gia chụp food và still life, ảnh của tôi cần phải trông tự nhiên hết sức có thể. Nhưng tôi vẫn muốn thêm chút ấm áp cho ảnh vào phần highlight khi cần, hoặc thêm màu xanh để tạo cảm giác dark và moody.
Hình dung trước độ nét khi tăng nét
Bạn cũng có thể hình dung trước các chỉnh sửa được thực hiện để làm sắc nét ảnh.Nếu bạn dịch chuyển thanh sắc nét một cách ngẫu nhiên hoặc để nó mặc định, bạn sẽ không thể chắc chắn rằng những bức ảnh của bạn sẽ đạt được độ sắc nét chính xác.
Giải pháp cho điều này là gì? Công cụ Sharpening Mask. Mẹo này sẽ cho phép bạn xem Lightroom sẽ làm sắc nét những phần nào trong ảnh của bạn.
Đẩu tiên hãy chỉnh thanh sắc nét lên +50, đồng thời là chỉ số mặc định. Sau đó giữ phím Alt/Option và kéo Masking. Bạn sẽ thấy ảnh của mình chuyển sang dạng trắng đen và trông như một tấm phim X-ray. Đây chính là sharpening mask, và nó sẽ cho bạn thấy phần nào đang được làm nét. Hãy dừng ở một con số trên thanh mà trông phù hợp cho bức ảnh. Không phải lúc nào bạn cũng cần tất cả các chi tiết được làm nét như nước, bầu trời hay background. Tôi thường làm sắc nét đến khoảng 80%.
Tóm lại
Có thể rất mẹo để làm việc hiệu quả hơn trong Lightroom và cải thiện workflow.
Tôi mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những mẹo Lightroom kinh điển bạn chưa biết đến.
Nguồn: Chimkudo